Sigma SD Quattro là một trong hai máy ảnh không gương lật có thể thay ống kính (MILC) mới nhất của Sigma. Cảm xúc cầm trên tay chiếc Sigma SD Quattro lần này giống như cách đây 2 năm, lần đầu mình được cầm chiếc Leica 240P vậy. Chỉ là cảm xúc! Chẳng phải vì giá trị tự thân của cái máy, mà vì một sự tác động vô hình nào đó làm thay đổi cả những thói quen chụp ảnh bấy lâu của bản thân. Có thể gọi đó là một lối chụp khác, một kiểu cách chụp ảnh rất riêng. Hình dáng thiết kế gồ ghề chả giống ai, không nhiều tính năng như các máy ảnh không gương lật khác, nếu có thì cũng chỉ tương đương các máy ảnh đời đầu xa lắc của các hãng khác thôi, hoạt động phản ứng chầm chậm thong thả... Nhưng tất cả những ai từng trải nghiệm đều đồng ý với sự đánh đổi đó: tất cả vì chất lượng hình ảnh - tuyệt vời và say mê chúng!
Thông số kỹ thuật cơ bản Sigma SD Quattro:
- Cảm biến ảnh CMOS APS-C Foveon X3 Quattro 29MP (1.5x Crop Factor - 23.5 x 15.6 mm))
- Bộ xử lý hình ảnh Dual TRUE III Imaging
- Ngàm ống kính Sigma SA Bayonet
- Ống ngắm điện tử: 2.36 triệu điểm
- Màn hình LCD 3.0" 1.62 triệu điểm
- Hệ thống lấy nét tự động theo Phase & Contrast-Detect Hybrid
- Chế độ chụp định dạng ảnh Super-Fine Detail .X3I
- Dải nhạy sáng ISO 100 - 6400
- Chụp liên tục 3.6 fps
- Nút bấm điều chỉnh nhanh Quick Set, Lock Switch
- Cơ chế hỗ trợ lấy nét Focus Peaking
- Lossless Compressed Raw
Cảm biến Foveon X3
Loại cảm biến “Bayer Filter” truyền thống
Phát minh vĩ đại của Bryce Bayer từ năm 1976 được dùng trong hầu hết máy ảnh số, máy quay phim và camera điện thoại trong thị trường trước nay. Cảm biến nội suy Bayer là loại phổ biến. Cảm biến “nội suy Bayer” được thiết kế (chồng khít) thành các cụm 4 photodiode. Mỗi cụm dựa trên photodiode nhạy sáng gồm 2 xanh lá cây, 1 đỏ và một xanh nước biển (được xác định là những photodiode với bộ lọc màu). Một điểm ảnh đơn có thể được “nội suy Bayer” căn cứ trên dữ liệu từ bốn photodiode (thu thập thông tin RGB cần thiết). Bản chất kiểu mội suy này là gì ? Nhìn vào minh hoạ bên dưới đây người ta có thể để ý thấy là 2 photodiode bên phải của điểm ảnh #1 được chia sẻ với điểm ảnh #2. Vì thế có một dư lượng nhất định trong cả cụm hệ thống.
Cảm biến Foveon
Foreon là tên một công ty điện tử tại Mỹ, tiên phong trong các thiết kế vi mạch bán dẫn. Họ sắp xếp ba lớp gương trong suốt bán phần của photodiode lại với nhau thay vì rải chúng ra như bên trong các cảm biến Bayer. Ở mặt tích cực, ta có thể thấy là điểm ảnh tại một vị trí sản sinh ra một màu “thật” và thông tin về độ sáng, các hình ảnh có độ sắc nét tốt hơn so với các cảm biến Bayer thông thường có cùng độ phân giải. Hơn nữa, các photodiode cũng có thể làm lớn hơn (gấp 3 lần) để nhờ đó mà cảm biến tái tạo hình ảnh ít bị nhiễu hạt hơn, đó chỉ là lý thuyết vì giá thành thực hiện sẽ tốn kém rất nhiều. Nhưng, để có số lượng điểm ảnh nhiều bằng cấu trúc bayer, phải cần nhiều (gấp 3 lần) điểm ảnh mới đạt được như cảm biến Bayer và chi phí rất rất cao. Thị trường hiện tại dòng máy Sigma đã được khá nhiều người biết chất lượng cảm biến của nó và say mê với chất lượng ảnh của chúng.
Phát minh vĩ đại của Bryce Bayer từ năm 1976 được dùng trong hầu hết máy ảnh số, máy quay phim và camera điện thoại trong thị trường trước nay. Cảm biến nội suy Bayer là loại phổ biến. Cảm biến “nội suy Bayer” được thiết kế (chồng khít) thành các cụm 4 photodiode. Mỗi cụm dựa trên photodiode nhạy sáng gồm 2 xanh lá cây, 1 đỏ và một xanh nước biển (được xác định là những photodiode với bộ lọc màu). Một điểm ảnh đơn có thể được “nội suy Bayer” căn cứ trên dữ liệu từ bốn photodiode (thu thập thông tin RGB cần thiết). Bản chất kiểu mội suy này là gì ? Nhìn vào minh hoạ bên dưới đây người ta có thể để ý thấy là 2 photodiode bên phải của điểm ảnh #1 được chia sẻ với điểm ảnh #2. Vì thế có một dư lượng nhất định trong cả cụm hệ thống.
Cảm biến Foveon
Foreon là tên một công ty điện tử tại Mỹ, tiên phong trong các thiết kế vi mạch bán dẫn. Họ sắp xếp ba lớp gương trong suốt bán phần của photodiode lại với nhau thay vì rải chúng ra như bên trong các cảm biến Bayer. Ở mặt tích cực, ta có thể thấy là điểm ảnh tại một vị trí sản sinh ra một màu “thật” và thông tin về độ sáng, các hình ảnh có độ sắc nét tốt hơn so với các cảm biến Bayer thông thường có cùng độ phân giải. Hơn nữa, các photodiode cũng có thể làm lớn hơn (gấp 3 lần) để nhờ đó mà cảm biến tái tạo hình ảnh ít bị nhiễu hạt hơn, đó chỉ là lý thuyết vì giá thành thực hiện sẽ tốn kém rất nhiều. Nhưng, để có số lượng điểm ảnh nhiều bằng cấu trúc bayer, phải cần nhiều (gấp 3 lần) điểm ảnh mới đạt được như cảm biến Bayer và chi phí rất rất cao. Thị trường hiện tại dòng máy Sigma đã được khá nhiều người biết chất lượng cảm biến của nó và say mê với chất lượng ảnh của chúng.
Sigma SD Quatro được trang bị cảm biến Foveon X3, kích thước APS-C với độ phân giải 29MP, cho ảnh độ phân giải 39MP (quy đổi theo công nghệ Bayer mà các hãng khác vẫn dùng). Cảm biến 3 lớp màu R-G-B chồng lên nhau theo tỉ lệ 4:1:1. Lớp màu xanh lam trên cùng có độ phân giải 20MP, ở giữa là lớp màu xanh lá độ phân giải 4.9MP và cuối cùng là lớp màu đỏ 4.9MP. Tổng cộng máy có xấp xỉ 30 triệu điểm ảnh hiệu dụng. Sigma cho biết cảm biến mới này sẽ cải thiện độ phân giải, khử nhiễu tốt hơn,...Tuy nhiên ảnh RAW chụp ra chỉ 20MP, dựa trên lớp trên cùng. Khi lưu file ảnh dưới dạng ảnh Jpeg, dữ liệu sẽ được chuyển đổi lại sang dạng Bayer, tạo ra những bức ảnh có độ phân giải lên đến 39MP.
Thực tế thì với kích thước ảnh 20MP của dòng máy Sigma, chất lượng hình ảnh cùng với độ no màu sắc của nó vẫn hơn hẳn ảnh 20MP của các dòng máy ảnh hãng khác. Sau bài trên tay nhanh này, chúng tôi sẽ có dịp chụp test và quay lại điều này chi tiết hơn, bởi nó thuộc về cảm nhận trải nghiệm thực tế qua các dòng DP trước đây. Mình đang dùng DP2.
Ngàm ống kính Sigma SA
Ống kính Sigma đã quá quen thuộc, nhưng máy ảnh có lẽ khá lạ với nhiều người. Lạ vì cả hệ thống máy ảnh dưới chục mẫu, trong đó DSLR chỉ có một chiếc SD 1, Compact có bộ tứ Sigma DP từ 0 đến 3 là bốn chiếc với bốn ống kính khác nhau tiêu cựư, tương đương trên khổ film 35 sẽ lần lượt là: 21mm, 28mm, 45mm và 75mm. Và, hệ không gương lật hoán đổi ống kính là 2 chiếc mới nhất có tên SD Quattro và SD Quattro H. Một chiếc có cảm biến APS-C (1.5x Crop Factor) và một chiếc cảm biến lớn hơn có hệ số Crop là 1.35x.
Dòng Sd mới sử dụng ngàm Sigma SA, giúp người dùng có thể dùng được với toàn bộ ống kính của Sigma hiện nay. Chúng ta có thể lý giải một chút, Sigma sẽ khó khăn nếu chọn cách giữ ưu thế "nhỏ gọn nhẹ" của một chiếc máy ảnh không gương lật nhưng phải sản xuất một hệ sinh thái ống kính với ngàm mới. Đó là một khó khăn trong khi thị trường chưa khấm khá và sản phẩm cũng chưa đa dạng. Với việc chọn cách sử dụng ngàm Sigma SA cho dòng mirrorless này, người dùng sẽ dễ dàng trang bị cho mình những ống kính có tiêu cự khác nhau trong kho tàng ống kính Sigma có sẵn, và chấp nhận thân máy to và gồ ghề cục mịch hơn
Ống kính Sigma đã quá quen thuộc, nhưng máy ảnh có lẽ khá lạ với nhiều người. Lạ vì cả hệ thống máy ảnh dưới chục mẫu, trong đó DSLR chỉ có một chiếc SD 1, Compact có bộ tứ Sigma DP từ 0 đến 3 là bốn chiếc với bốn ống kính khác nhau tiêu cựư, tương đương trên khổ film 35 sẽ lần lượt là: 21mm, 28mm, 45mm và 75mm. Và, hệ không gương lật hoán đổi ống kính là 2 chiếc mới nhất có tên SD Quattro và SD Quattro H. Một chiếc có cảm biến APS-C (1.5x Crop Factor) và một chiếc cảm biến lớn hơn có hệ số Crop là 1.35x.
Dòng Sd mới sử dụng ngàm Sigma SA, giúp người dùng có thể dùng được với toàn bộ ống kính của Sigma hiện nay. Chúng ta có thể lý giải một chút, Sigma sẽ khó khăn nếu chọn cách giữ ưu thế "nhỏ gọn nhẹ" của một chiếc máy ảnh không gương lật nhưng phải sản xuất một hệ sinh thái ống kính với ngàm mới. Đó là một khó khăn trong khi thị trường chưa khấm khá và sản phẩm cũng chưa đa dạng. Với việc chọn cách sử dụng ngàm Sigma SA cho dòng mirrorless này, người dùng sẽ dễ dàng trang bị cho mình những ống kính có tiêu cự khác nhau trong kho tàng ống kính Sigma có sẵn, và chấp nhận thân máy to và gồ ghề cục mịch hơn
Cảm nhận trên tay Sigma SD Quattro:
- Thiết kế: Nếu ai đang dùng các dòng DP thì sẽ có cảm giác SD Quattro to, dày, cao và gồ ghề hơn rất nhiều. Dày hơn cùng với khoảng lớn nhô ra để sử dụng ngàm SA, khối báng lớn cầm đưa ra phía trước như các máy ảnh DSLR, cao hơn nhiều với phần nút chức năng khiển và ống ngắm điện tử (thay vì chỉ LCD như DP), chỉ có chiều dài là ngắn hơn DP nhờ thiết kế lại báng cầm. Khối lượng máy chỉ khoảng 650gr, nhưng khi gắn ống kính đi kèm 30mm f/1.4 thì bạn rất khó cầm máy một tay, trọng lực lệch trái, và đầm tay.
- Sigma SD Quattro tích hợp ống ngắm điện tử 2.36 triệu điểm. Bên cạnh ống ngắm có chốt điều chỉnh các nhu cầu sử dụng cho ống ngắm, hoặc màn hình LCD. Thay vì như các dòng DP trước, mặt lưng chia làm hai phần rõ rệt, bên trái là màn hình tràn khung và bên phải là các nút chức năng, thì ở SD Quattro phân bổ xung quanh màn hình. Bên phải có nút khiển bốn chiều khá lớn, các nút hỗ trợ setting và xem ảnh đầy đủ, gần như người dùng đủ để điều chỉnh bằng nút cứng. Màn hình LCD 3" có 1.62 triệu điểm, bên cạnh là màn hình phụ hiển thị các thông số khi tinh chỉnh. Nhìn toàn khung LCD với mình khá đẹp.
- Cũng cùng loại sensor với dòng DP Quattro, nhưng Sigma giới thiệu thêm định dạng ảnh mới Super-Fine-Detail với đuôi.X3I. Mình có chụp thử nhưng chưa có phần mềm đọc được, sẽ bổ sung sau, nhiều người dự đoán là file ảnh raw HDR Sigma, giúp giảm nhiễu, tăng chi tiết, mở rộng thêm dải tương phản động. Với định dạng X3F cũ là đã quá tốt, nên sẽ rất đáng để tò mò chờ đợi review định dạng ảnh này.
- Bộ xử lý hình ảnh Duo TRUE III của Sigma được cho là xử lý nhanh hơn, chụp liên tục được 3.6 ảnh trong một giây và 10 tấm RAW không nén. Như vậy Sigma cũng đã mở rộng bộ nhớ đệm cao hơn trên SD Quattro. Ngoài ra, SD Quattro lấy nét theo pha và tương phản nhanh hơn một chút, có chế độ hỗ trợ lấy nét Focus Peaking.
Nguồn chi tiết tinhte.vn
https://tinhte.vn/threads/tren-tay-may-anh-sigma-sd-quattro-to-day-manh-me-gia-23-9-trieu-dong-kem-ong-kinh-30mm-f-1-4.2630616/
Dạy photoshop cơ bản - nâng cao tại đà nẵng
day photoshop da nang dao tao photoshop da nang day do hoa da nang day manip day photoshop dao tao photoshop day photoshop nang cao dao tao photoshop nang cao day photoshop cap toc khoa hoc photoshop da nang lop hoc photoshop lớp học photoshop lớp học photoshop đà nẵng dạy photoshop đà nẵng đào tạo photoshop đà nẵng dạy đồ họa photoshop đà nẵng dạy manip, đào tạo photoshop, dạy photoshop